Thủ tướng Abe muốn cảnh báo với thế giới vì thái độ độc đoán của Trung Quốc
Trong bài phát biểu tại Hội nghị đối
thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã dùng những lời lẽ đanh
thép nhắm vào phía Trung Quốc. Ngoài việc bóc trần các hành động gây hấn
của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua, ông Abe còn có một
nước cờ khiến Trung Quốc phải tái mặt.
Thủ tướng Abe lặp đi lặp lại nhiều
lần, rằng tất cả các quốc gia phải tôn trọng "luật pháp" trong những lời
chỉ trích hầu như không che đậy đối với hành vi của Trung Quốc trên
quần đảo Senkaku và các vùng lãnh thổ khác. Nhưng không chỉ kêu gọi
chung chung, Thủ tướng Abe đã đưa ra lời “tuyên chiến pháp lý” với
Trung Quốc ngay trước đông đảo phóng viên.
Senkaku là một "phần lãnh thổ của Nhật
Bản", và có lẽ Trung Quốc nên nộp đơn khiếu nại lên tòa án nếu họ tin
theo cách khác, ông nói. "Trung Quốc là một trong những thách thức hiện
trạng", ông Abe nói. "Nhật Bản đang kiểm soát hiệu quả Senkaku".
Khi ông Abe thách Trung Quốc ra tòa, ông
Abe đã cho thấy Nhật rất tự tin về phương diện luật pháp trong việc
khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên, người đứng đầu Chính
phủ Nhật thách Trung Quốc theo đuổi một biện pháp mang tính pháp lý để
giải quyết vấn đề trong khu vực.
Ngược lại, Trung Quốc từ xưa đến giờ
luôn tuyên bố lãnh thổ, lãnh hải theo kiểu tùy ngôn, bất chấp luật pháp
quốc tế và quyền lợi của láng giềng. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ
dám theo đuổi những biện pháp mang tính tôn trọng pháp lý như đưa ra tòa
án quốc tế.
Bối cảnh Thủ tướng Nhật Abe đưa ra lời
thách thức pháp lý với Trung Quốc là ngay sau khi Philippines đưa ra
những yêu cầu tương tự. Philippines đã đệ đơn ra tòa án quốc tế đòi phân
xử về chủ quyền trên bãi Scarborough ngay sát bờ biển Philipppines.
Trung Quốc dù nói họ có quyền lịch sử với khu vực này nhưng không dám
cùng Philippines ra tòa để đấu pháp lý mà dùng "cơ bắp" để thách thức
tại bãi Scarborough.
Vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải
Dương 981 vào hoạt động phi pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Sau nhiều lần kêu
gọi tôn trọng luật pháp quốc tế nhưng Trung Quốc tỏ ý bất hợp tác, Việt
Nam đang xem xét khả năng đưa vụ việc ra tòa án quốc tế để làm rõ chủ
quyền hợp pháp của Việt Nam.
Cũng như với Philippines, Trung Quốc tìm những cách để từ chối biện pháp này vì Trung Quốc rất "sợ hãi" khi không đủ chứng lý.
Nhật và ASEAN đang thắt chặt quan hệ trên nhiều lĩnh vực |
Khi
Philippines lên tiếng ra tòa, Trung Quốc không dám đáp ứng thì quốc tế
có thể chưa thấy hết được sự đuối lý của Trung Quốc trong tranh chấp với
láng giềng. Nhưng nếu Việt Nam và Nhật đồng loạt đòi Trung Quốc giải
quyết bất đồng bằng việc ra tòa thì quốc tế sẽ phải đặt nghi ngờ về
những tuyên bố vô lý của Trung Quốc và thái độ bất tuân thủ luật pháp
quốc tế của nước này.
Trung Quốc từ bỏ phương thức giải
quyết bất đồng bằng con đường luật pháp quốc tế, thế giới sẽ càng hiểu
vì sao các nước trong khu vực phải liên kết pháp lý với nhau để đối phó
với thái độ hung hăng của Bắc Kinh.
Không phải ngẫu nhiên mà ông Abe tuyên
bố Nhật đồng ý viện trợ cho Philippines 10 tàu tuần tra phục vụ ở biển
Đông, cho Indonesia 3 tàu và thúc đẩy việc cung cấp cho Việt Nam tàu
tuần tra. Nhật đang bước đầu hình thành “liên minh pháp lý” để chống lại
thái độ hung hăng bất chấp luật pháp của Bắc Kinh trên biển.
Trong tương lai gần, nếu Nhật và các
nước ASEAN đồng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mà Bắc Kinh vẫn
không dám ra tòa thì e rằng họ khó ngẩng mặt trên trường quốc tế.
Đăng nhận xét