Sau khi ông Narendra Modi đắc cử chức vụ Thủ tướng Ấn Độ,
Trung Quốc tỏ ra rất sốt sắng lấy lòng ông Modi. Họ ca ngợi ông Modi là
một người bạn của Trung Quốc mặc dù trong chiến dịch tranh cử, ông Modi
luôn nhấn mạnh phải cứng rắn với Bắc Kinh, đặc biệt trong vấn đề biên
giới, lãnh thổ
Những lời đường mật
Trung Quốc cũng là một trong những nước
đầu tiên cử Bộ trưởng ngoại giao đến New Delhi và bàn việc hợp tác. Bắc
Kinh tuyên bố đã sẵn sàng giải quyết tranh chấp biên giới với Ấn Độ và
chuẩn bị đầu tư ở quốc gia Nam Á nếu các quy tắc thương mại được nới
lỏng.
"Qua nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã đi
đến thỏa thuận về những điều cơ bản về chuyện biên giới và chúng tôi
đang chuẩn bị để đạt được một giải pháp cuối cùng", Bộ trưởng Ngoại giao
Wang Yi cho biết tại New Delhi. "Hợp tác Trung Quốc-Ấn Độ giống như một
kho báu khổng lồ đang chờ được phát hiện", ông Wang nói. "Tiềm năng là
rất lớn."
Sở dĩ Trung Quốc đột ngột dịu giọng
với Trung Quốc là do nước này đang bị các nước láng giềng khác, đặc biệt
là Nhật Bản và ASEAN cô lập sau khi Bắc Kinh có những hành động hung
hăng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đơn phương đặt
giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt
Nam và đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam. Ngoài ra, họ còn có các hành động
khiêu khích khác với Nhật và Philippines.
Không có nụ cười khi bắt tay nhau |
Trung Quốc vồ vập với Ấn Độ do e
ngại Mỹ và Nhật sẽ lôi kéo Ấn Độ vào một liên minh chống lại Bắc Kinh.
Việc Trung Quốc hứa hẹn đầu tư vào đất nước đông dân nhì thế giới giống
như giơ một món quà trước chính phủ mới của Ấn Độ để đối lấy thái độ hòa
hoãn của ông Modi (ít nhất là không liên minh với Nhật và Mỹ để chống
Bắc Kinh)
Còn đầy bất đồng
Mặc dù vậy, sự cảnh giác của ông Modi
với Trung Quốc vẫn rất lớn. Sự ngon ngọt của Bắc Kinh trong vài câu nói
không thể dẹp được những hoài nghi của ông Modi với người láng giềng
thích gây rối cũng như những bất đồng sâu sắc giữa hai nước.
Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đã chiếm
đóng 38.000 km vuông ở tỉnh Jammu và Kashmir, trong khi chính quyền Bắc
Kinh tuyên bố 90.000 km vuông đất ở bang Arunachal Pradesh là của họ.
Ấn Độ và Trung Quốc đều đã đụng độ
nhau trong một cuộc xung đột biên giới ngắn ngủi vào năm 1962. Cho đến
giờ Trung Quốc vẫn rêu rao đó là một chiến thắng trong bảo vệ lãnh thổ.
Tình hình hiện nay vẫn chưa hạ nhiệt
khi năm ngoái, Ấn Độ tố cáo Trung Quốc cho quân xâm nhập sâu qua biên
giới thực tế hai nước. Bản thân ông Modi hiểu dã tâm của Trung Quốc hơn
ai hết. Trong chiến dịch tranh cử, ông Modi thề sẽ có một cứng rắn hơn
về việc bảo vệ biên giới của Ấn Độ với Trung Quốc hơn chính quyền tiền
nhiệm.
Báo Ấn Độ luôn cảnh giác Trung Quốc |
Do vậy, ông Modi không thể nhượng
bộ Trung Quốc trong vấn đề nhạy cảm này dù Trung Quốc có đưa ra những
hứa hẹn kinh tế hấp dẫn. Điều quan trọng hơn khiến Ấn Độ cảnh giác là
hiện giờ Bắc Kinh đang ngon ngọt do cần Ấn Độ hợp tác. Một lúc nào đó,
khi các vấn đề với láng giếng khác giải quyết xong, Bắc Kinh lại có thể
tiến hành những hoạt động thù địch như năm ngoái.
Ông Modi vẫn ngả về Nhật – Mỹ?
"Với Trung Quốc, Modi sẽ cố gắng để cân
bằng để đạt lợi ích là những nguồn đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng,
đồng thời cố gắng để củng cố an ninh biên giới," Srikanth Kondapalli,
giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi
nói. Tất nhiên, ông Modi không có muốn căng thẳng với Trung Quốc trong
thời gian đầu nắm quyền.
Tuy nhiên, Ấn Độ khó coi Bắc Kinh có thể
là một đối tác tin cậy trong thời gian dài. Bản thân ông Modi cũng coi
Nhật và Mỹ mới là những đối tác đáng tin cậy thật sự. Điều này thể hiện
trong hành trình công du của ông trong thời gian tới trên cương vị Thủ
tướng.
Chuyến đi đầu tiên của Modi ở nước
ngoài sẽ đến Bhutan vào cuối tháng này để thể hiện mối quan tâm với các
nước láng giềng Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ. Tiếp theo là Nhật Bản
trong tháng Bảy và đó là hành động xác định ai là người bạn lớn nhất của
Ấn Độ tại châu Á. Sau đó là tới thăm Mỹ trong tháng Chín dù trước đó,
ông Modi có khúc mắc với chính quyền Mỹ thời George Bush.
Đăng nhận xét