Tuyên bố “trong máu người Trung Quốc không có gen xâm lược” của ông Tập
Cận Bình ngày 15-5 ngày càng trở nên lố bịch khi thế giới tiếp tục chứng
kiến những gì giới lãnh đạo Trung Quốc làm đang đi ngược hoàn toàn
những gì họ nói
>>>>>>Bài liên quan
>>>>>>Bài liên quan
>>>Trung Quốc lo sợ bị chỉ trích tại Hội nghị G7 về Biển Đông
>>>>Mỹ nên bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam
>>>Cần có Luật biểu tình
>>..Việt Nam kiên nhẫn trước sự hung hăng của Trung Quốc
>>>>Cảnh giác với việc Trung Quốc mở rộng xâm lấn Biển ĐÔNG
>>>.Tường thuật từ Hoàng Sa: Tàu Trung Quốc chuyển sang tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam
Không chỉ qua bài phát biểu với Hiệp hội Hữu nghị nhân
dân với nước ngoài tại thủ đô Bắc Kinh hôm đó mà trên nhiều diễn đàn
quốc tế, Trung Quốc đã nhiều lần trấn an cộng đồng thế giới rằng họ đang
theo đuổi sự “trỗi dậy hòa bình”, hàm ý sự phát triển của nước này sẽ
không đe dọa đến hòa bình và an ninh của nước khác.
Nhưng, nếu đúng vậy thì giới chức lãnh đạo của Mỹ, Úc,
Nhật, EU…đã không phải thay nhau lên tiếng kêu gọi Trung Quốc kiềm chế,
chấm dứt khiêu khích và xuống thang căng thẳng ở Biển Đông.
Giờ đây, điều Trung Quốc luôn mong muốn – giữ tranh
chấp lãnh thổ trên biển với Việt Nam trong khuôn khổ quan hệ song phương
– đã không thể tiếp tục như thế nữa.
Khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã vi
phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam cũng như chà
đạp lên hàng loạt thỏa thuận cấp cao giữa hai nước.
Khi triển khai hàng loạt tàu dân sự, quân sự quanh giàn
khoan ấy – và đặc biệt khi dùng vũ lực với các tàu dân sự và ngư dân
Việt Nam – họ đã vi phạm đến lợi ích của tất cả các nước còn lại: đó là
quyền tự do hàng hải.
Chiếc mặt nạ đã rơi: trên Biển Đông, sự trỗi dậy của
Trung Quốc chẳng hề mang tính hòa bình. Ngược lại, nó đang đe dọa an
ninh khu vực, an toàn và tự do hàng hải trong khi phần lớn dòng thương
mại quốc tế đi qua vùng biển này.
Không chỉ những nước ở gần Trung Quốc mà tất cả những
ai có đường hàng hải qua đây, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia
và xa hơn nữa là Canada, Mỹ,…đều bị tác động trực tiếp.
Nhìn lại, trước khi giàn khoan Hải Dương 981 xuất hiện
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, quan hệ song
phương Việt Nam - Trung Quốc vẫn khá tốt đẹp bất chấp hàng loạt những
hành động đơn phương, lấn chiếm Biển Đông trong nhiều năm của Trung
Quốc.
“Ít nhất thì mối quan hệ đó cũng ở mức độ còn kiểm soát
được” – TS. Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược
Ngoại giao (Học viện Ngoại giao Việt Nam) đánh giá.
Việc đưa giàn khoan vào Biển Đông cũng như hành vi kèm
theo của Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ bức tranh, thay đổi hoàn toàn
nhận thức của người dân Việt Nam về người láng giềng 16 chữ và 4 tốt ấy,
vẫn theo nhận xét của TS. Tuấn.
Điều nguy hiểm hơn là Trung Quốc chẳng nề hà gì dư luận
quốc tế và phản ứng từ lãnh đạo các cường quốc khác. Họ thậm chí phớt
lờ việc thảo luận, trao đổi – cách hành xử tối thiểu trong quan hệ quốc
tế.
Trước khi xảy ra sự việc này, giữa Việt Nam và Trung
Quốc đã thiết lập nhiều kênh liên lạc và trao đổi thông tin ở các cấp
khác nhau.
Trên thực tế, trong một tháng qua, phía Việt Nam đã cố
gắng khai thác mọi kênh giao tiếp để đối thoại với Trung Quốc nhằm xử lý
căng thẳng, nhưng tất cả đề xuất và biện pháp đều bị phía Trung Quốc
khước từ.
Thậm chí, cách đây hơn hai năm, hai nước còn thiết lập
một đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao với mục đích xử lý kịp thời
các vấn đề nảy sinh trên biển. Từ khi căng thẳng bùng phát trên Biển
Đông đến nay, đường dây nóng này chưa một lần đổ chuông. “Một số người
đã nhận xét rằng, đường dây nóng giờ đã thành đường dây chết” – ông Tuấn
nói.
“Trung Quốc đang xói mòn tính tin cậy của mình cũng như
tổn hại đến danh tiếng họ trên thế giới.” - TS. Sally Wood, một học giả
Úc, đã nhận định như vậy. Có lẽ, đã đến lúc cộng đồng thế giới phải
đặt Trung Quốc vào đúng vị trí để nhìn nhận sự trỗi dậy của nước này. Đó
là một kẻ bắt nạt to xác và dối trá. Không hơn. Không kém
Đăng nhận xét