Mỹ điều B-1B đến Châu Á - TBD đối phó với TQ?

Theo thông tin của trang mạng không quân Mỹ (United States Air Force), vào trung tuần tháng 6, hai chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của không quân Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Ellsworth để tấn công một mục tiêu ở bãi bắn gần đảo Guam của Mỹ tại tây Thái Bình Dương, sau đó quay về căn cứ.
Chuyến bay tập đường dài của 2 chiếc Lancer này là một phần trong kế hoạch huấn luyện lực lượng tác chiến toàn cầu của Lầu Năm Góc. Hai chiếc máy bay ném bom chiến lược này đã bay liên tục 30h đồng hồ không nghỉ (có tiếp dầu), để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay tập đường dài, tấn công chính xác mục tiêu.
Hoạt động huấn luyện đã thể hiện được tầm quan trọng của công tác tiếp dầu trên không đối với việc mở rộng khả năng chi viện toàn cầu của Mỹ. Nó không chỉ khảo nghiệm khả năng tác chiến và mức độ sát thương của B-1B, mà còn cho thấy việc Mỹ đang nỗ lực mở rộng năng lực và phạm vi sát thương của lực lượng máy bay ném bom chiến lược - yếu tố cấu thành chủ chốt của lực lượng không quân.
Điểm đặc biệt đáng chú ý là nhiệm vụ huấn luyện lần này của B-1B đã được chuyển sang khu vực Thái Bình Dương, động thái này đã cho thấy Mỹ coi trọng và duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu của máy bay ném bom chiến lược, 1 bộ phận quan trọng trong bộ 3 vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ, để đối phó với thách thức trong tương lai tại khu vực này.
B-1B Lancer là loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm mang vũ khí thông minh
B-1B Lancer là loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm mang vũ khí thông minh
Phát động một cuộc tấn công đường không vào một “cường quốc nào đó” là ưu điểm đặc biệt của máy bay ném bom chiến lược B-1B. Lúc đầu nó được thiết kế để thay thế máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress, nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược là đột nhập đường không, ném bom xuống Liên Xô.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên bang Nga tan rã, B-1B mất đi đối thủ của mình, chính vì thế mà nó đã từng bị quên lãng mất một thời gian dài. Khi xảy ra cuộc chiến tranh chống khủng bố tại Afghanistan, nó lại có cơ hội để phát huy vai trò chiến lược của mình.
So với B-52, Lancer không chỉ mang được khối lượng bom nhiều hơn, tốc độ bay nhanh hơn, mà với tốc độ siêu âm, nó còn có thể bay vượt qua toàn bộ lãnh thổ Afghanistan chỉ trong vòng 45 phút. Ngoài ra, trong điều kiện không được tiếp dầu, B-1B có thể lưu lại trong không trung hơn 4h đồng hồ.
Không chỉ như thế, nó còn được trang bị một khoang trinh sát, có thể cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao về hoạt động của các phần tử vũ trang dưới mặt đất, có nghĩa là B-1B đã được trang bị hoàn hảo cả về khả năng trinh sát và tấn công - một yếu tố then chốt trong chiến tranh hiện đại.
B-1B có phạm vi hành trình xa, tải trọng bom đạn lớn
B-1B có phạm vi hành trình xa, tải trọng bom đạn lớn
Sau thời kỳ chiến tranh chống khủng bố, khả năng bay đường dài và mang được khối lượng bom lớn, đã khiến B-1B trở thành loại máy bay ném bom chiến lược có ưu thế nhất hiện nay trong việc thực hiện nhiệm vụ tại chiến trường châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn.
Tổng biên tập trang mạng “An ninh toàn cầu” của Mỹ (Global Security) John Parker cho rằng, cùng với hành động ngày càng “ép người quá đáng” của Trung Quốc tại các khu vực biển lân cận, B-1B đã có nhiệm vụ chiến đấu mới của mình tại khu vực Thái Bình Dương.
Biển Đông hiện đã trở thành vấn đề quan ngại về an ninh rất lớn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, cục diện an ninh và hòa bình, ổn định tại đây đang ngày một xấu đi. Vì thế, quân đội Mỹ tin tưởng loại máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer sẽ phát huy được tính năng ưu việt của mình tại khu vực này.
Trung Quốc đang sử dụng ưu thế về hải quân và lực lượng tàu chấp pháp hùng mạnh để chèn ép Philippinse và Việt Nam trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, khai thác dầu khí và cướp đoạt ngư trường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Song song với đó, Bắc Kinh cũng đang âm mưu thay đổi hiện trạng trên biển Đông theo hướng có lợi cho mình.
B-1B được thiết kế để thay thế loại máy bay ném bom đã già lão là B-52 Stratofortress
B-1B được thiết kế để thay thế loại máy bay ném bom đã già lão là B-52 Stratofortress
Đặc biệt, từ đầu tháng 5, Bắc Kinh đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đồng thời cử hàng trăm tàu chấp pháp và hàng chục tàu chiến ra “đàn áp” lực lượng tàu công vụ nhỏ bé của Việt Nam, đẩy tình hình khu vực biển Đông thêm căng thẳng, phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh khu vực và an toàn hàng hải thế giới.
Biển Đông là khu vực biển có nhiều tuyến hàng hải quan trọng đi qua, là khu vực có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào. Trung Quốc đang có tham vọng độc chiếm, để kiểm soát khu vực biển quan trọng này, mở ra con đường bành trướng “biên giới chiến lược và không gian sinh tồn” của Trung Hoa ra xa Đại Lục.
Ngoài ra, thời gian vừa qua, Trung Quốc cũng gây ra căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, làm cho tình hình an ninh khu vực ngày một căng thẳng. Đây có thể là nguyên nhân chính làm Washington triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1B tại khu vực Thái Bình Dương để đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh.
B-1 Lancer là một máy bay ném bom chiến lược siêu âm cánh cụp - cánh xòe (cánh chính của B-1 có thể di chuyển trong phạm vi từ 15-67,5 độ), được phát triển bởi Rockwell vào những năm 1970, nhằm thay thế cho loại máy bay ném bom chiến lược ra đời vào thập niên 50 của thế kỷ trước là B-52 Stratofortress.
B-1B Lancer đã được nâng cấp để trang bị tên lửa chống hạm tầm xa LRASM
B-1B Lancer đã được nâng cấp để trang bị tên lửa chống hạm tầm xa LRASM
B-1 Lancer có chiều dài 44,5 mét, sải cánh 41,8 mét, chiều cao 10,4 mét, trọng lượng không tải 86,183 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 216,634 tấn, tải trọng bom đạn 56,7 tấn. Phi hành đoàn của B-1B gồm 4 người: Chỉ huy chuyến bay, phi công phụ, sĩ quan phụ trách hệ thống tấn công và sĩ quan phụ trách hệ thống phòng thủ.
B-1 Lancer được trang bị 4 động cơ F101-GE-102, công suất 136,92kN mỗi chiếc, có đốt sau, đảm bảo máy bay có thể đạt tốc độ tối đa Mach 1,25 (1.340km/h) ở độ cao lớn, tốc độ bay hành trình khoảng 1.100km/h, phạm vi hoạt động 11.900km không tiếp nhiên liệu, bán kính chiến đấu 5.544km, trần bay 15km.
Với 3 khoang đạn, B-1 có thể mang theo 84 bom Mk-82 hoặc thuỷ lôi Mk-62, 30 quả bom mẹ CBU-87/89, 24 bom thông minh GBU-31 JDAM, 48 bom thông minh GBU-38 JDAM, 12 bom lượn AGM-154 JSOW (hay còn gọi là vũ khí tấn công ngoài khu vực phòng không) tầm phóng 130km, hoặc 24 tên lửa AGM-158 JASSM tầm bắn 370km và JASSM-ER có tầm phóng trên 1000km.
Gần đây, B-1B Lancer đã được nâng cấp để trang bị tên lửa chống hạm tầm xa LRASM, tầm bắn trên 1000km. Chương trình nâng cấp này sẽ mang lại một sức mạnh mới cho B-1B trong nhiệm vụ thống trị các đại dương xa xôi,
B-1B có khả năng mang tên lửa AGM-158 JASSM tầm bắn 370km và JASSM-ER tầm bắn trên 1000km
B-1B có khả năng mang tên lửa AGM-158 JASSM tầm bắn 370km và JASSM-ER tầm bắn trên 1000km
Máy bay còn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính tiên tiến cùng hệ thống định vị vệ tinh hiện đại và radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/APQ-164. Radar này được trang bị bộ vi xử lý có khả năng lái chùm tia điện tử nhằm giảm khả năng bị phát hiện. Bên cạnh đó, radar còn có khả năng thiết lập khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ số mặt đất với độ phân giải cao.
Bên cạnh đó B-1 Lancer còn được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A. Hệ thống này bao gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49, hệ thống ngụy trang ALE-50. Nhờ các biện pháp hỗ trợ điện tử, B-1 Lancer có độ bộc lộ radar và hồng ngoại tương đối thấp. Diện tích phản hồi radar của B-1 ước tính khoảng 2,4 m2.

Đăng nhận xét

Breaking