Việt Nam sở hữu Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ
biển có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến bờ
biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km.
Đoàn
681 Hải quân, Quân chủng Hải quân được trang bị Tổ hợp tên lửa bờ
Bastion và Tổ hợp ra đa bờ Monolit-B. Bastion-P là một trong những hệ
thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện
nay.
>..Uy lực chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của hải quân Việt Nam
>>.Tàu ngầm Nga vẫn cực kì nguy hiểm sau 21 năm đóng
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion Việt Nam đang sở hữu.
|
Cùng với
các loại vũ khí hiện đại khác như các phi đội máy bay SU-27/30 tác chiến
không và biển; tàu ngầm kilo phục kích dưới mặt nước; các loại tàu hộ
vệ tên lửa cao tốc trang bị mạnh như Molniya 'tia chớp' và hộ vệ hạm
tàng hình Gepard 3.9 tác chiến trên mặt nước; các hệ thống tên lửa có
thể cất giấu trong các containner như Club-K hay Kh-35 đảm bảo yếu tố bí
mật bất ngờ, nhất là tổ hợp tên lửa Bastion-P có sức mạnh hủy diệt ghê
gớm...
Có thể giúp
Việt Nam xây dựng chiến lược 'chống tiếp cận' hết sức hữu hiệu trước
các nguy cơ đến từ hướng biển, đồng thời tạo sức mạnh răn đe với bất kỳ
kẻ thù nào dám manh động xâm phạm chủ quyền biển đảo của nước ta.
Tổ hợp tên
lửa phòng thủ bờ biển Bastion được bắt đầu thiết kế và phát triển trong
thời kỳ Xô Viết vào những năm 80. Nhưng chỉ vào thập kỷ đầu tiên của thế
kỷ 21 mới được đưa vào trong biên chế và xuất khẩu ra nước ngoài. Một
số tổ hợp đã được Việt Nam và Syria đặt mua. Khách hàng tiềm năng tiếp
theo là Velezuela.
Đầu năm
2011, Hạm đội Biển Đen, Lữ đoàn pháo binh - tên lửa số 11 (tên gọi
Anapa) nhận được tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển cơ động thứ 3 "Bastion".
Hai tổ hợp trước đã được biên chế vào lữ đoàn vào năm 2010. Lữ đoàn 11
được trang bị trong biên chế trước đây là: Pháo tự hành phòng thủ bờ
biển SU-130mm A-222 và tổ hợp tên lửa chống tàu "Redoubt".
Đây là tổ
hợp vũ khí rất mạnh, một trong những tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển tốt
nhất, có khả năng cơ động cao, sử dụng tên lửa chống tàu có tốc độ siêu
âm 3M55 "Yakhont" ("Onyx").
Tổ hợp tên lửa Bastion.
|
Tổ hợp tên
lửa bảo vệ bờ biển cơ động Bastion có khả năng tiêu diệt tất cả các tàu
chiến, tàu vận tải, tàu xuống các loại, tấn công các mục tiêu đơn lẻ
hoặc tấn công các cụm tầu thuyền chiến đấu, đồng thời có thể tấn công
các cụm binh lực đổ bộ đường biển, đường không, các cụm binh lực trang
bị nặng cho các hoạt động đột phá.
Tổ hợp có
thể hoạt động trong điều kiện hỏa lực đối phương rất mạnh, khả năng gây
nhiễu điện từ và chế áp điện tử của đối phương cao nhất. Tổ hợp tên lửa
Bastion có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến
bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km.
Biên chế
của tổ hợp: Tên lửa chống tàu K-130 "Yakhont" trong các thùng phóng dạng
container; Xe phóng đạn (SPM K340P) trên thân xe Kamaz- 43101, với biên
chế kíp xe là 5 chiến sĩ, hoặc trên xe MZKT-7930 kíp xe 3 người;
Xe điều
khiển tên lửa MBU K380P trên thân xe MZKT-65 273 với kíp xe điều khiển
là 4 người; Thiết bị quản lý thông tin kỹ thuật đầu đạn tên lửa với
thiết bị điều khiển bay trên tên lửa đất đối biển; Hệ thống điều khiển
hỏa lực tự động ASBU;
Tổ hợp
trang bị hậu cần kỹ thuật; Xe vận tải và nạp đạn TLV K342P được trang bị
cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P; Xe hỗ trợ
trực sẵn sàng chiến đấu; Hệ thống huấn luyện; Hệ thống máy bay trực
thăng chỉ thị mục tiêu.
Bên cạnh
cấu hình Tổ hợp nêu trên, còn thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như: Hệ thống
ra-đa ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B, hay hệ thống ngắm bắn đường
không 1K130E (gồm ra-đa Oko băng sóng đề-xi-mét gắn trên máy bay trực
thăng Ka-31).
Biên chế
tiêu chuẩn của tổ hợp Bastion: 4 ống phóng tên lửa thẳng đúng trên hai
xe vận tải-bệ phóng đạn "Yakhont", kíp lái 3; 1-2 xe điều khiển hỏa lực
(kíp lái 5 người); 1 xe hỗ trợ trực sẵn sàng chiến đấu; 4 xe vận tải nạp
đạn; Bổ sung cho tổ hợp Bastion có thể có rada tìm kiếm và và phát hiện
mục tiêu tầu trên mặt biển, chỉ thị mục tiêu Monolit B trên xe, tầu cơ
động và trên máy bay trực thăng chiến đấu.
Thời gian
triển khai sẵn sàng chiến đấu 5 phút. Sau đó Tổ hợp có thể tấn công liên
tục 8 tên lửa. Cơ số đạn của tổ hợp: max 24 tên lửa "Yakhont" cho 2 bệ
phóng. Thời gian phóng liên tiếp là 2,5s cho một tên lửa. Sau khi triển
khai sẵn sàng chiến đấu, Tổ hợp sẽ trực chiến đấu trong vòng 24 tiếng
không cần sự hỗ trợ của tranh bị dự phòng. Thêm xe hỗ trợ trực sẵn sàng
chiến đấu là 30 ngày. Thời gian khai thác sử dụng tổ hợp 10 năm.
Sơ đồ tác chiến của hệ thống tên lửa chống tầu Bastion-P.
|
Tên lửa
chống tàu "Yakhont" ("Onyx") được thiết kế và chế tạo theo sơ đồ khí
động học với những cách hình thang vuông gấp lại được và mở ra khi
phóng, để ổn hướng và điều hướng, đồng thời các van điều hướng luồng
phụt, tại phần đáy đạn và hệ thống tạo luồng hút tại chóp mũi đạn, giúp
đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến.
Tên lửa có
hệ thống dẫn đường tổ hợp (hệ thống đạo hàng quán tính và hệ thống tự
dẫn radar ở giai đoạn cuối của quỹ đạo bay của tên lửa. Tên lửa dùng
động cơ phản lực công xuất lớn, bay với tốc độ siêu âm (động cơ phản lực
dòng khí thẳng với ống phóng tăng tốc sử dụng thuốc phóng dạng rắn.
Động cơ có bộ phận nạp khí đồng trục ở đầu tên lửa và ống chụp đầu tên
lửa hình nón.
Thông số kỹ
thuật tên lửa "Yakhont" ("Onyx"): Chiều dài: 8,0 m; Đường kính: 0,70 m;
Sải cánh: 1,7 m; Khối lượng: 3000 kg; Ống phóng container kín chiều
dài: 8,9 m; Đường kính: 0,72 m; Khối lượng với ống phóng container TNS:
3.900 kg; Khối lượng đầu đạn: 200 kg; Tốc độ trên cao: 750 m/s (2,6 М);
Tốc độ trên mặt nước tầm thấp: 680 m/s (2 М);
Tầm bay của
tên lửa: Khi tên lửa bay với tầm cao thay đổi theo quỹ đạo bay: (Giai
đoạn đường bay cuối- 40 km)- 300 km; Khi tên lửa bay thấp với tầm bay
cao là: 15 m - 120 km; Tầm bay cao của tên lửa 10-14.000 m; Động cơ phản
lực: SPVRD; Lực đẩy: (кН) 4000; Khối lượng dầu T-6, 200 kg; Ống tăng
tốc phản lực: Thuốc phóng dạng rắn; Khối lượng động cơ phản lực, 500 kg.
Hệ thống
điều khiển: Trong giai đoạn bay hành trình - Đạo hàng quán tính; Trong
giai đoạn cuối của quỹ đạo - dẫn đường bằng radar đơn xung, hoạt động
trong mọi điều kiện thời tiết; Tầm phát hiện mục tiêu của radar: 50 - 70
km; Góc tìm kiếm và phát hiện mục tiêu ± 45°; Thời gian sẵn sàng hoạt
động của radar khi bật: 2 phút; Khối lượng của radar - 85 kg; Điều kiện
hoạt động của radar tự dẫn - biển động cấp 7.
Những đặc
điểm kỹ chiến thuật của tên lửa "Yakhont" ("Onyx"): Tấn công mục tiêu
ngoài đường chân trời; Chế độ tự động hóa hoàn toàn (bắn - quên); Có
nhiều quỹ đạo bay khác nhau (thấp; cao và thấp); tốc độ bay siêu âm trên
tất cả các tầm bay khác nhau; Khó nhận biết bằng radar trên boong tầu
do sử dụng công nghệ tàng hình (stealth); Có thể sử dụng trên mọi phương
tiện mang: tầu nổi, tầu ngầm và các phương tiện phóng trên mặt đất.
Tên lửa
chống tàu "Yakhont" ("Onyx") lúc đầu được chế tạo như một tên lửa đa
dụng, được lắp trên máy bay, tàu chiến nổi, tàu ngầm, đồng thời trên các
bệ phóng trên mặt đất: Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển Bastion; Tàu ngầm
dự án 885 "Ash";
Tàu phóng tên lửa cỡ nhỏ dự án 1234.7 "Rolling"; Các tàu tuần biển dự án 22350 "Đô đốc Gorskov", kế hoạch đóng 20 chiếc tàu loại này (10 tàu trong 10 năm).
Tàu phóng tên lửa cỡ nhỏ dự án 1234.7 "Rolling"; Các tàu tuần biển dự án 22350 "Đô đốc Gorskov", kế hoạch đóng 20 chiếc tàu loại này (10 tàu trong 10 năm).
Sơ đồ hoạt động của tên lửa chống tàu Yakhont.
|
Nguyên tắc hoạt động của tên lửa "Yakhont"
Sau khi tên
lửa được phóng khỏi ống phóng, động cơ tăng tốc sử dụng nhiên liệu rắn
khởi động, ống khởi động được đặt trong buồng đốt của động cơ tên lửa,
trong vòng vài giây, ống tăng tốc sẽ tăng tốc tên lửa lên đến 2M.
Sau khi
cháy hết, ống tăng tốc được đẩy ra ngoài bằng luồng khí và bắt đầu hoạt
động của động cơ hành trình chính. Động cơ đẩy tên lửa bay với tốc độ
2,5M theo quỹ đạo đường đạn đã được nạp trong máy tính trên tên lửa.
Radar tự
dẫn trên đầu đạn có thể khóa mục tiêu như tầu tuần dương trên khoảng
cách đến 75 km. Sau khi phát hiện và khóa mục tiêu. Máy tính sẽ hạ độ
cao của tên lửa xuống còn 5-10 m so với mặt nước biển, làm giảm đến tối
thiểu khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không trên tầu đối phương
trong trường hợp địch phát hiện ra.
Chế độ hạ
độ cao bay của tên lửa thấp hơn độ cao phát hiện của radar làm gián đoạn
khả năng bám tên lửa của các loại vũ khí phòng không, tốc độ siêu âm và
độ cao thấp trong giai đoạn bám và tự dẫn tấn công mục tiêu làm cho đối
phương không thể chặn đánh được tên lửa.
Lần thứ hai
radar được bật lên để bắt mục tiêu trong giai đoạn cuối, dẫn đường và
đưa tên lửa vào mục tiêu. Thời gian ngắn và tầm xa của radar cho phép sử
dụng các radar đơn xung có độ chính xác không cao. Lần bật radar thứ
nhất ở độ cao cho phép xác định mục tiêu, lựa chọn mục tiêu của từng tên
lửa theo cụm tàu và loại trừ các mục tiêu giả.
Đây là tính
năng rất hiệu quả của Yakhont. Tương tự như máy bay cảm tử của Nhật
trong thế chiến thứ 2, vụ tấn công của tên lửa Yakhont với số lượng lớn
đảm bảo khả năng tiêu diệt các tàu xuồng rất cao. Và do tốc độ cao >
2M. Khả năng tiêu diệt tên lửa ở tầm gần là không thể.
Một trong
những đặc trưng của Yakhont là chương trình phần mềm nhân tạo chạy trên
máy tính đầu đạn. Nó cho hiệu quả chiến đấu rất cao khi bắn loạt tên
lửa. Trong trường hợp bị tấn công ồ ạt với số lượng lớn các tàu, chương
trình trên đầu đạn tự chọn và đánh giá độ quan trọng của mục tiêu, lựa
chọn tọa độ và phương thức tấn công.
Đồng thời,
chương trình cũng lựa chọn khả năng chống lại tác chiến điện tử và lựa
chọn phương án tránh góc bắn của hỏa lực phòng không đối phương để tấn
công tầu.
Khi tiêu
diệt mục tiêu trong đội hình, các tên lửa còn lại chuyển hướng sang các
mục tiêu khác, loại trừ khả năng 2 tên lửa cùng tiêu diệt một mục tiêu.
Tính năng
chiến thuật này được đảm bảo bằng máy tính trên tên lửa có hình ảnh của
các loại tàu và các thông số khác, cho phép xác định loại cụm tàu và tàu
(vận tải, tuần dương, tầu tuần tiễu, tầu sân bay, và tàu xuồng của lực
lượng đổ bộ biển, từ đó tấn công mục tiêu quan trọng nhất).
Trong điều
kiện phát triển sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân,
các tổ hợp tên lửa này cho phép bảo vệ vững chắc vùng biển, bờ biển của
quốc gia.
Đồng thời,
cũng phải sử dụng tác tổ hợp tên lửa có tầm bắn gần, dưới 120 km Bal-E,
tên lửa chống tầu Club-M có tầm bắn đến 150 km. Đồng thời phát triển các
loại pháo tự hành bờ biển, tạo thành hệ thống phòng thủ lớp vững chắc
vùng bờ biển.
Đăng nhận xét