Một quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ với nhật báo Washington Post cho
biết, trong cuộc họp kín tại hội nghị Shangri-La, phái đoàn Trung Quốc
đã đề nghị Mỹ “hãy cùng hòa giải và cùng hợp tác giữa quân đội các ngài
với quân đội TQ”.
Nguồn tin này cho biết, cuộc họp đã
kết thúc chỉ sau 20 phút sau khi đoàn TQ do trung tướng Wang Guanzhong –
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội TQ dẫn đầu, đưa ra lời đề nghị với
nhiều ngụ ý.
“Trong khi Wang phải đón nhận những
lời chỉ trích kịch liệt thì phía TQ đã dành phần lớn của cuộc gặp để bàn
đến việc “hợp tác và hòa giải”, và tập trung vào vấn đề tăng cường hợp
tác giữa quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc” – tờ Washington Post viết,
dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ yêu cầu được giấu tên.
Và những vấn đề “đáng quan tâm” do TQ
đưa ra này đã nhanh chóng kết thúc cuộc họp, theo Washington Post, lấy
lý do "lịch trình bận rộn".
Washington Post cũng cho biết Mỹ đã yêu cầu TQ giải quyết cái mà TQ gọi là “tranh chấp” phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế.
“Dù Mỹ đã nhấn mạnh với TQ rằng “Mỹ sẽ
không đứng về bên nào” nhưng ông Hagel cũng nhắc cho TQ nhớ rằng Mỹ đã
ký hiệp ước phòng thủ với nhiều quốc gia châu Á”. Washington Post viết.
Và điều đó sẽ không ngăn cản chính phủ của ông Obama sử dụng sức mạnh
quân sự để bảo vệ các đồng minh của mình theo như hiệp ước đã qui định.
Phát biểu với báo giới TQ sau đó, trưởng
phái đoàn Wang đã “kết tội” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã sử dụng ngôn từ
“đe dọa” và “ngoài dự đoán” để công kích hành vi khiêu khích của Trung
Quốc đối với các nước láng giềng ở Biển Đông.
“Những ngôn từ của Bộ trưởng Hagel ở hội
nghị an ninh Châu Á là “nguy hiểm ngoài…. sự tưởng tượng” và “đầy chủ
nghĩa bá quyền”,” – Trung tướng Wang Guanzhong nói với báo chí Trung
Quốc.
Wang cũng cho rằng những lời chỉ trích của Hagel là “vô căn cứ”.
Về phần mình, các quan chức Bộ quốc
phòng Mỹ cho biết ông Hagel đã có mục đích rõ ràng là sử dụng ngôn từ
mạnh mẽ trong bài diễn văn để phê phán Trung Quốc gây bất ổn, có những
hành động đơn phương trong việc tìm kiếm quyền kiểm soát đường hàng
không, đường biển trong khu vực khi liên tục gây hấn với Nhật Bản,
Philippines và Việt Nam.
“Chúng tôi không đặt vị trí của mình
vào cuộc tranh chấp lãnh thổ này” – Hagel nói. “Nhưng chúng tôi chống
đối bất kỳ việc một quốc gia nào đó sử dụng sự đe dọa, sự áp bức hoặc
hăm dọa sử dụng vũ lực để khẳng định những yêu sách của mình”
Đăng nhận xét