Trung Quốc sẽ tự hại mình nếu chơi chiến tranh kinh tế với láng giềng

Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm nhiều đầu ra hơn cho sản phẩm
Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm nhiều đầu ra hơn cho sản phẩm
Trong thời gian qua, Trung Quốc đang gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam. Bất chấp việc bị các nước trên thế giới lên án nhưng Trung Quốc vẫn tỏ ra ngang ngược, bất chấp lý lẽ.
Dùng kinh tế để dọa nhau
Ngoài việc dùng các loại tàu bán quân sự và thậm chí cả tàu quân sự để đe dọa láng giềng, Trung Quốc còn một chiêu nữa để thách thức những nước mà Trung Quốc xem là “chống lại họ”. Thứ vũ khí mà Trung Quốc hay sử dụng gần đây là trừng phạt kinh tế.
Năm 2012, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu chuối từ Philippines. Bề ngoài thì họ nói “vì lý do sức khỏe” nhưng ai cũng hiểu đó là phản ứng cay cú của Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Philippines. Một ví dụ khác là lệnh cấm nhập khẩu cá hồi của Na Uy vào Trung Quốc năm 2010 khi Ủy ban giải thưởng Nobel Hòa bình Oslo đã tôn vinh Ngải Vị Vị bất chấp sự tức giận của Bắc Kinh.
 Trung Quốc từng áp dụng "lệnh chuối" với Philippines
 Trên AP, các chuyên gia phân tích chính trị cho rằng Trung Quốc có thể sẽ chơi trò này tiếp với các nước ASEAN vốn có phụ thuộc kinh tế ít nhiều với Trung Quốc. tức là họ có thể sẽ dùng biện pháp trừng phạt kinh tế như cấm nhập khẩu hay xuất khẩu các mặt hàng với các nước láng giềng mà họ coi là thù địch. 
Nếu nước nào kiện Trung Quốc về các tranh cãi lãnh hải hay lãnh thổ thì Trung Quốc sẽ áp dụng “lệnh chuối” như đã làm với Philippines năm 2012.
Bắc Kinh tin rằng việc đe dọa “chiến tranh kinh tế” của họ sẽ khiến các nước láng giềng phải kiêng mỗi khi làm điều gì đó khiến Trung Quốc phiền lòng. Tuy nhiên, điều này cũng gây tác hại cho Trung Quốc và trong tương lai, nó thậm chí tạo ra phản ứng nhờn thuốc. Nó có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc bị cô lập và bị thế giới quay lưng.
Con dao hai lưỡi
“Việc sử dụng kinh tế như một vũ khí với láng giềng giống như con dao hai lưỡi, "Jason Morris- Jung , một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho biết. "Nếu Trung Quốc trừng phạt một người bán tại Việt Nam , họ cũng làm tổn thương một người mua ở Trung Quốc, và ngược lại”.
Trên thực tế, khi dùng lệnh chuối trừng phạt Philippines năm 2012, Trung Quốc đã gây khó khăn cho người trồng chuối Philippines trong thời gian đầu. Nhưng sau đó, mọi khó khăn cũng trôi qua khi Philippines tìm nguồn xuất khẩu chuối mới và nông dân Philippines chuyển sang trồng sản phẩm khác. Còn Trung quốc phải nhập khẩu chuối từ thị trường khác với giá đắt hơn và dân Trung Quốc phải tốn tiền hơn khi muốn ăn chuối.
Ông Nguyễn Đức Thành , Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và  kinh tế của Việt Nam, cho biết những căng thẳng hiện nay có thể gây khó khăn tạm thời cho các doanh nghiệp Việt Nam do họ có nhiều đối tác Trung Quốc. Tuy nhiên, như người Việt Nam nói thì trong cái khó sẽ ló cái khôn.
Ông Peter Sorenson, giám đốc điều hành của một công ty ngân hàng đầu tư tại Việt Nam phân tích: “Tình hình hiện giờ có thể củng cố tâm lý cho rất nhiều doanh nghiệp để họ tìm nguồn nhập khẩu thay thế".
Tình thế mới buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động tìm các nguồn thị trường mới đa dạng hơn để xuất khẩu, phải tự nâng cao chất lựng của mình để cạnh tranh tại châu Âu, Bắc Mỹ thay vì một thị trường dễ dãi nhưng cũng rẻ mạt như Trung Quốc.
Tại Quốc hội, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng Việt Nam phải đa dạng xuất khẩu
 Chủ tịch Phòng Thương mại và  Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc phân tích: “Trung Quốc chiếm khoảng 10% xuất khẩu của ViệtNam. Tuy không phải là thị trường lớn nhất, nhưng Trung Quốc lại là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam và Trung Quốc cũng đang tiêu thụ một lượng gạo không nhỏ của Việt Nam. Vẫn biết rằng giá xuất khẩu sang Trung Quốc rất rẻ mạt, có mặt hàng chỉ bằng 1/10 giá bán ở thị trường các nước phương Tây và luôn có những rủi ro rình rập”.
Nếu nông sản Việt Nam nâng chất lượng lên cao, cải thiện khâu xuất khẩu và có mặt tại các siêu thị của châu Âu, Bắc Mỹ thì lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều. Tình thế hiện giờ thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phải tự đổi mới phát triển thay vì hài lòng với thị trường Trung Quốc.
Còn Trung Quốc, nay đe nước này, mai nạt nước kia thì các nước sớm muộn cũng hiểu được tâm địa của Trung Quốc và tự tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế với Trung Quốc. Đến một lúc nào đó, khi tất cả đều không cần đến thị trường Trung Quốc thì nước này sẽ bị cô lập về kinh tế và quay lại thời điểm 50 năm trước

Đăng nhận xét

Breaking