Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu này trong buổi làm
việc với TP Hà Nội về chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn
giao thông vào chiều nay (14/8).
Phó Thủ tướng nêu rõ, nếu Hà Nội chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có hiệu quả thì góp phần làm tăng hiệu quả của công tác này trên cả nước, vì Hà Nội là thị trường rất lớn. Tuy nhiên, cũng cần nghiêm túc nhìn nhận tình hình này đang diễn biến nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, phá hoại nền sản xuất trong nước. Trên địa bàn Hà Nội, trên nhiều tuyến phố, chợ, trung tâm thương mại có nhiều hàng lậu, hàng giả được buôn bán, tiêu thụ.
Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại còn rất khiêm tốn, chưa
đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của nhân dân, trong khi thành phố có
tới vài chục nghìn cán bộ chức năng có liên quan tới công tác này. Thậm
chí, có trường hợp vì lợi ích cục bộ làm ngơ cho các đối tượng buôn lậu,
đồng thời còn có một bộ phận nhỏ cán bộ cơ quan chức năng của thành phố
tha hóa, biến chất, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả.
Để chấn chỉnh tình trạng trên, Phó Thủ tướng yêu cầu: “Thủ đô phải làm gương cho cả nước trong công tác chống buôn lậu, không ai được bao che, dung túng bảo kê cho các đối tượng này”.
Phó Thủ tướng lưu ý, thành phố cần hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội, thay thế và luân chuyển công tác đổi với cán bộ thoái hóa, có nghi ngờ không trong sáng trong công tác này. Đồng thời, phát động nhân dân tham gia chống buôn lậu cũng như có cơ chế mua tin báo của nhân dân. Tiến hành điều tra, nắm chắc đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để triệt phá ngay, điều tra, truy tố, xét xử ngay đối tượng vi phạm.
Phó Thủ tướng nêu rõ: “Chính phủ coi chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Vì vậy, lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả bức xúc trên địa bàn. Các bộ, ngành, địa phương trong Ban Chỉ đạo quốc gia và địa phương cần phối hợp chặt chẽ, phân công, phân nhiệm rõ ràng trong công tác, tránh chồng chéo dẫn đến hoạt động kém hiệu quả công tác”.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, tình trạng buôn bán vận chuyển hàng lậu và gian lận thương mại trên địa bàn có giảm so với cùng kỳ năm 2013 nhưng vẫn còn tồn tại ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau. Phương thức thủ đoạn tinh vi, tổ chức hoạt động tạo thành các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các chủ đầu lậu trên biên giới và trong nội địa. Sử dụng chứng từ quay vòng để vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu; gian lận trong kê khai nhập khẩu hàng hóa; tại những điểm kinh doanh ở các trung tâm thương mại, khu vực kinh doanh lớn, các hộ kinh doanh đóng thuế ở hình thức thuế khoán, tiêu thụ hàng nhập lậu qua mua gom và bán hàng không xuất hóa đơn gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý về nguồn gốc hàng hóa. Về tình hình sản xuất buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp, nhất là đối với hàng dệt may, da giầy, mỹ phẩm. Đáng chú ý, việc mua nguyên liệu, nhãn mác hoàn thiện sản xuất tại các làng nghề tăng lên. Hàng chất lượng thấp từ Trung Quốc giả mạo xuất xứ, tên thương mại, nhãn hiệu các sản phẩm của Việt Nam như: đồ vệ sinh, khóa, bóng đèn, săm lốp… gia tăng.
7 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng của Hà Nội đã kiểm tra 19.960 vụ, đã xử lý tổng số 9.414 vụ, đạt 90% so với cùng kỳ năm 2013; đã khởi tố hình sự 31 vụ đối với 34 bị can; tổng số tiền phạt hành chính, thu ngân sách, tịch thu hàng hóa là gần 1.300 tỷ đồng, đạt 110% so với cùng kỳ 2013. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là: quần áo, giầy dép; bánh kẹo; bia rượu, nước giải khát; thuốc lá; linh kiện điện, điện tử; phụ tùng ô tô, xe máy…. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại được nâng cao đã giúp thị trường lành mạnh hơn, công tác kiểm tra bình ổn giá góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Phó Thủ tướng nêu rõ, nếu Hà Nội chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có hiệu quả thì góp phần làm tăng hiệu quả của công tác này trên cả nước, vì Hà Nội là thị trường rất lớn. Tuy nhiên, cũng cần nghiêm túc nhìn nhận tình hình này đang diễn biến nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, phá hoại nền sản xuất trong nước. Trên địa bàn Hà Nội, trên nhiều tuyến phố, chợ, trung tâm thương mại có nhiều hàng lậu, hàng giả được buôn bán, tiêu thụ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thủ đô phải làm gương cho cả nước trong công tác chống buôn lậu. |
Để chấn chỉnh tình trạng trên, Phó Thủ tướng yêu cầu: “Thủ đô phải làm gương cho cả nước trong công tác chống buôn lậu, không ai được bao che, dung túng bảo kê cho các đối tượng này”.
Phó Thủ tướng lưu ý, thành phố cần hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội, thay thế và luân chuyển công tác đổi với cán bộ thoái hóa, có nghi ngờ không trong sáng trong công tác này. Đồng thời, phát động nhân dân tham gia chống buôn lậu cũng như có cơ chế mua tin báo của nhân dân. Tiến hành điều tra, nắm chắc đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để triệt phá ngay, điều tra, truy tố, xét xử ngay đối tượng vi phạm.
Phó Thủ tướng nêu rõ: “Chính phủ coi chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Vì vậy, lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả bức xúc trên địa bàn. Các bộ, ngành, địa phương trong Ban Chỉ đạo quốc gia và địa phương cần phối hợp chặt chẽ, phân công, phân nhiệm rõ ràng trong công tác, tránh chồng chéo dẫn đến hoạt động kém hiệu quả công tác”.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, tình trạng buôn bán vận chuyển hàng lậu và gian lận thương mại trên địa bàn có giảm so với cùng kỳ năm 2013 nhưng vẫn còn tồn tại ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau. Phương thức thủ đoạn tinh vi, tổ chức hoạt động tạo thành các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm, có sự cấu kết chặt chẽ giữa các chủ đầu lậu trên biên giới và trong nội địa. Sử dụng chứng từ quay vòng để vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu; gian lận trong kê khai nhập khẩu hàng hóa; tại những điểm kinh doanh ở các trung tâm thương mại, khu vực kinh doanh lớn, các hộ kinh doanh đóng thuế ở hình thức thuế khoán, tiêu thụ hàng nhập lậu qua mua gom và bán hàng không xuất hóa đơn gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý về nguồn gốc hàng hóa. Về tình hình sản xuất buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp, nhất là đối với hàng dệt may, da giầy, mỹ phẩm. Đáng chú ý, việc mua nguyên liệu, nhãn mác hoàn thiện sản xuất tại các làng nghề tăng lên. Hàng chất lượng thấp từ Trung Quốc giả mạo xuất xứ, tên thương mại, nhãn hiệu các sản phẩm của Việt Nam như: đồ vệ sinh, khóa, bóng đèn, săm lốp… gia tăng.
7 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng của Hà Nội đã kiểm tra 19.960 vụ, đã xử lý tổng số 9.414 vụ, đạt 90% so với cùng kỳ năm 2013; đã khởi tố hình sự 31 vụ đối với 34 bị can; tổng số tiền phạt hành chính, thu ngân sách, tịch thu hàng hóa là gần 1.300 tỷ đồng, đạt 110% so với cùng kỳ 2013. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là: quần áo, giầy dép; bánh kẹo; bia rượu, nước giải khát; thuốc lá; linh kiện điện, điện tử; phụ tùng ô tô, xe máy…. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại được nâng cao đã giúp thị trường lành mạnh hơn, công tác kiểm tra bình ổn giá góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Đăng nhận xét