Trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói thực
hành dân chủ rộng rãi như một chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi
khó khăn.
Bác Hồ luôn khẳng định đoàn kết và dựa vào dân sẽ tạo nên sức mạnh. Ảnh tư liệu
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS.TS Hoàng Chí Bảo - Chuyên gia
cao cấp, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, khẳng định trong Di chúc
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói thực hành dân chủ rộng rãi như một chiếc
chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn.
GS.TS Hoàng Chí Bảo cho biết gần đây Đảng và Nhà nước đã có quyết định rất quan trọng là chọn 5 tác phẩm tiêu biểu của Người đưa vào danh mục Bảo vật quốc gia, trong đó có bản Di chúc thiêng liêng của Bác. Chính điều này càng cho ta ý thức đầy đủ hơn, phải suy ngẫm, phải thấu hiểu cho được giá trị cốt lõi tinh túy của Di chúc.
Đoàn kết là sức mạnh
Thưa giáo sư, trong Di chúc Bác đã nêu những giá trị cốt lõi nào của Đảng cầm quyền?
Trong bản Di chúc, tại phần “Trước hết nói về Đảng”, Bác hình dung sau khi miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, việc đầu tiên là bắt tay vào chỉnh đốn Đảng vì tình hình thay đổi, hoàn cảnh mới xuất hiện. Vì Đảng cầm quyền chịu trách nhiệm cao nhất trước số phận của nhân dân và dân tộc, trước tương lai của đất nước.
Đảng lãnh đạo và cầm quyền mà không trong sạch, vững mạnh, không vượt qua suy thoái về chính trị, tư tưởng, ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp như Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI nói thì không thể giữ được niềm tin với nhân dân. Và sẽ không thể đưa sự nghiệp cách mạng đến trọn vẹn.
Nói về Đảng, Bác dặn đầu tiên là vấn đề đoàn kết. Bác khẳng định đó là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân ta. Bác căn dặn, trong Đảng từ trung ương tới chi bộ, từ chi bộ tới trung ương phải giữ gìn đoàn kết, thống nhất như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Chỉ riêng điều Bác dặn về vấn đề đoàn kết đã để cho chúng ta suy nghĩ triết lý sâu thẳm của Hồ Chí Minh “đoàn kết là sức mạnh, chia rẽ là thất bại”.
Nguy cơ của một Đảng cầm quyền, lịch sử đã cho thấy trong kháng chiến, chiến tranh gian nan thử thách có thể hy sinh tất cả, đoàn kết cố kết một lòng về sự nghiệp chung.
Nhưng khi ở vào vị thế cầm quyền, cán bộ đảng viên có chức có quyền nếu không vượt qua được cám dỗ của danh và lợi, không đánh thắng được chủ nghĩa cá nhân sẽ dẫn tới những mất đoàn kết, chia rẽ. Nguyên nhân sâu xa chính là việc một số đảng viên đã từ bỏ ý nghĩa thiêng liêng khi vào Đảng - “hoạt động trong Đảng chỉ vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân”.
Nghị quyết T.Ư 4 cũng chỉ rất rõ “một bộ phận không nhỏ lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm". Vậy chủ nghĩa cá nhân có nguy cơ như thế nào đối với sự tồn vong và sự lãnh đạo của Đảng?
Đảng tồn tại chỉ vì dân. Nếu rơi vào chủ nghĩa cá nhân, đạo đức không còn trong sáng sẽ dẫn tới tình trạng miệng nói vì dân, nhưng trong lối sống, trong hành vi, trong hành động lại vì mình.
Không chỉ dặn về vấn đề đoàn kết, Bác còn dặn trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi. Phải đề cao tự phê bình và phê bình. Bác coi đó là cách tốt nhất để xây dựng Đảng như một quy luật phát triển của Đảng. Bác cũng lưu ý phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, không biến phê bình thành đấu đá lợi ích phe nhóm, hoặc tổn thương quan hệ đồng chí thiêng liêng với nhau.
Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng
Hiện nay, Đảng đánh giá một bộ phận không nhỏ đảng viên có biểu hiện xa rời thực tế, quan liêu và đặc biệt là xa rời quần chúng. Vậy để khắc phục thực trạng này, trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những lời khuyên như thế nào?
Quan liêu là xa rời cuộc sống của dân, do đó không thấu hiểu cuộc sống của dân, không thấy được ý nguyện tâm nguyện, bức xúc của dân. Đã xa dân thì sẽ đưa ra những quyết định không phù hợp với thực tế, sẽ không được lòng dân.
Còn tham nhũng, lúc sinh thời Bác coi tham ô, tham nhũng là ăn cắp của dân, có tội với dân với nước, không xứng đáng với danh hiệu cao quý của người cộng sản. Bây giờ tham nhũng trở thành quốc nạn, là căn bệnh trầm kha.
Nếu chúng ta đọc kỹ Di chúc của Người, ta thấy Bác đã để lại những giải pháp để sửa chữa vấn đề nan giải này. Trong Di chúc ba lần Người nhắc tới “dân chủ”.
Mở đầu bằng tiêu ngữ “Việt Nam Dân chủ cộng hòa” rồi Bác mới viết di chúc ở dưới. Lần thứ hai Bác nhắc tới dân chủ là thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên trong Đảng, đi liền với đoàn kết.
Lần thứ ba Bác nhắc tới dân chủ chính trong câu cuối cùng “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Vậy muốn chống được quan liêu tham nhũng phải thực hành dân chủ. Sinh mệnh, sứ mệnh của Đảng cũng vì dân mà thực hiện hạnh phúc cho dân. Nếu thực hành dân chủ một cách đầy đủ, nghiêm túc, thực chất từ trong Đảng tới trong xã hội sẽ là vũ khí của nhân dân để chống quan liêu, tham nhũng.
Bác từng nói thực hành dân chủ rộng rãi như một chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Đó là một trong những luận điểm hay nhất, đặc sắc nhất của Bác về dân chủ.
Xin cảm ơn giáo sư.
GS.TS Hoàng Chí Bảo cho biết gần đây Đảng và Nhà nước đã có quyết định rất quan trọng là chọn 5 tác phẩm tiêu biểu của Người đưa vào danh mục Bảo vật quốc gia, trong đó có bản Di chúc thiêng liêng của Bác. Chính điều này càng cho ta ý thức đầy đủ hơn, phải suy ngẫm, phải thấu hiểu cho được giá trị cốt lõi tinh túy của Di chúc.
Đoàn kết là sức mạnh
Thưa giáo sư, trong Di chúc Bác đã nêu những giá trị cốt lõi nào của Đảng cầm quyền?
Trong bản Di chúc, tại phần “Trước hết nói về Đảng”, Bác hình dung sau khi miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, việc đầu tiên là bắt tay vào chỉnh đốn Đảng vì tình hình thay đổi, hoàn cảnh mới xuất hiện. Vì Đảng cầm quyền chịu trách nhiệm cao nhất trước số phận của nhân dân và dân tộc, trước tương lai của đất nước.
Đảng lãnh đạo và cầm quyền mà không trong sạch, vững mạnh, không vượt qua suy thoái về chính trị, tư tưởng, ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp như Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI nói thì không thể giữ được niềm tin với nhân dân. Và sẽ không thể đưa sự nghiệp cách mạng đến trọn vẹn.
Nói về Đảng, Bác dặn đầu tiên là vấn đề đoàn kết. Bác khẳng định đó là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân ta. Bác căn dặn, trong Đảng từ trung ương tới chi bộ, từ chi bộ tới trung ương phải giữ gìn đoàn kết, thống nhất như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Chỉ riêng điều Bác dặn về vấn đề đoàn kết đã để cho chúng ta suy nghĩ triết lý sâu thẳm của Hồ Chí Minh “đoàn kết là sức mạnh, chia rẽ là thất bại”.
Nguy cơ của một Đảng cầm quyền, lịch sử đã cho thấy trong kháng chiến, chiến tranh gian nan thử thách có thể hy sinh tất cả, đoàn kết cố kết một lòng về sự nghiệp chung.
Nhưng khi ở vào vị thế cầm quyền, cán bộ đảng viên có chức có quyền nếu không vượt qua được cám dỗ của danh và lợi, không đánh thắng được chủ nghĩa cá nhân sẽ dẫn tới những mất đoàn kết, chia rẽ. Nguyên nhân sâu xa chính là việc một số đảng viên đã từ bỏ ý nghĩa thiêng liêng khi vào Đảng - “hoạt động trong Đảng chỉ vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân”.
Nghị quyết T.Ư 4 cũng chỉ rất rõ “một bộ phận không nhỏ lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm". Vậy chủ nghĩa cá nhân có nguy cơ như thế nào đối với sự tồn vong và sự lãnh đạo của Đảng?
Giáo sư Hoàng Chí Bảo
Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI đã nói thẳng những sự suy thoái ở trong Đảng
về chính trị , tư tưởng, tổ chức và lối sống là một mối đe dọa trực
tiếp đến sự tồn vong của chế độ, đến sinh mệnh của Đảng. Chủ nghĩa cá
nhân sẽ dẫn đến việc chỉ vì tiền bạc, danh vọng, địa vị, quyền lợi mà
người ta có thể tự đánh mất phẩm chất, nhân cách của mình.Đảng tồn tại chỉ vì dân. Nếu rơi vào chủ nghĩa cá nhân, đạo đức không còn trong sáng sẽ dẫn tới tình trạng miệng nói vì dân, nhưng trong lối sống, trong hành vi, trong hành động lại vì mình.
Không chỉ dặn về vấn đề đoàn kết, Bác còn dặn trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi. Phải đề cao tự phê bình và phê bình. Bác coi đó là cách tốt nhất để xây dựng Đảng như một quy luật phát triển của Đảng. Bác cũng lưu ý phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, không biến phê bình thành đấu đá lợi ích phe nhóm, hoặc tổn thương quan hệ đồng chí thiêng liêng với nhau.
Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng
Hiện nay, Đảng đánh giá một bộ phận không nhỏ đảng viên có biểu hiện xa rời thực tế, quan liêu và đặc biệt là xa rời quần chúng. Vậy để khắc phục thực trạng này, trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những lời khuyên như thế nào?
Quan liêu là xa rời cuộc sống của dân, do đó không thấu hiểu cuộc sống của dân, không thấy được ý nguyện tâm nguyện, bức xúc của dân. Đã xa dân thì sẽ đưa ra những quyết định không phù hợp với thực tế, sẽ không được lòng dân.
Còn tham nhũng, lúc sinh thời Bác coi tham ô, tham nhũng là ăn cắp của dân, có tội với dân với nước, không xứng đáng với danh hiệu cao quý của người cộng sản. Bây giờ tham nhũng trở thành quốc nạn, là căn bệnh trầm kha.
Nếu chúng ta đọc kỹ Di chúc của Người, ta thấy Bác đã để lại những giải pháp để sửa chữa vấn đề nan giải này. Trong Di chúc ba lần Người nhắc tới “dân chủ”.
Mở đầu bằng tiêu ngữ “Việt Nam Dân chủ cộng hòa” rồi Bác mới viết di chúc ở dưới. Lần thứ hai Bác nhắc tới dân chủ là thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên trong Đảng, đi liền với đoàn kết.
Lần thứ ba Bác nhắc tới dân chủ chính trong câu cuối cùng “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Vậy muốn chống được quan liêu tham nhũng phải thực hành dân chủ. Sinh mệnh, sứ mệnh của Đảng cũng vì dân mà thực hiện hạnh phúc cho dân. Nếu thực hành dân chủ một cách đầy đủ, nghiêm túc, thực chất từ trong Đảng tới trong xã hội sẽ là vũ khí của nhân dân để chống quan liêu, tham nhũng.
Bác từng nói thực hành dân chủ rộng rãi như một chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Đó là một trong những luận điểm hay nhất, đặc sắc nhất của Bác về dân chủ.
Cán bộ đảng viên phải lãnh đạo nhân dân một cách dân chủ và nhất là sự nêu gương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói một tấm gương sống còn quý hơn hàng trăm bài diễn văn. Việc gì cũng phải hỏi ý dân, không làm điều gì trái ý dân, phải học dân, hỏi dân muốn vậy phải gần dân, tin dân thì mới yêu thương nhân dân. Từ đó mới làm tất cả vì hạnh phúc của dân. Phương châm của Bác là nói ít làm nhiều, chủ yếu là hành động. Hành động đó là làm tất cả những gì có lợi cho dân và tránh những gì có hại cho dân dù chỉ cái hại nhỏ. Bác cũng dạy người cách mạng phải “dĩ công vi thượng”. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là người suốt cuộc đời đã thực hiện lời dạy này của Bác.“Trong Di chúc, bao giờ Bác Hồ cũng đặt dân lên hàng đầu. Dân tộc là tối thượng, Tổ quốc là trên hết, lợi ích phát triển đất nước là lợi ích cốt lõi của quốc gia. Nhưng trong những lời căn dặn, lời đầu tiên, Bác dặn về Đảng”.Giáo sư Hoàng Chí Bảo
Xin cảm ơn giáo sư.
Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 20/8, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước hướng dẫn triển khai các hoạt động Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, gắn tổ chức sinh hoạt chính trị Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp với sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong năm 2014. Thời gian tổ chức sinh hoạt chính trị tập trung triển khai trong các tháng 9, 10, 11 năm 2014.
Đăng nhận xét