Hôm 25/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một
lời cam kết về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, đó lại là một lời cam kết
"có vấn đề".
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tập Cận Bình trong cuộc họp báo chung ở Washington ngày 25/09/2015
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tập Cận Bình trong cuộc họp báo chung ở Washington ngày 25/09/2015
Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nhà Trắng trong bối cảnh các nhà lãnh đạo
chính trị và quân sự của Mỹ liên tục lên án việc Bắc Kinh đẩy mạnh bồi
đắp và cải tạo (trái phép) các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa.
Bởi vậy, không ngoài dự đoán của giới
quan sát, vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đế nóng trong cuộc gặp
thượng đỉnh Mỹ - Trung. Trong cuộc họp báo chung ngày 25/9, sau cuộc hội
đàm tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã tiếp tục gây sức ép nhằm buộc
Chủ tịch Tập Cận Bình ngừng các hoạt động xây dựng ở Trường Sa - động
thái khiến tình hình Biển Đông "nóng"lên trong thời gian gần đây.
Đáp lại, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng
thừa nhận việc cải tạo các rạn san hô thuộc Quần đảo Trường Sa và tuyên
bố rằng những hoạt động xây dựng của Trung Quốc không nhắm vào hay uy
hiếp quốc gia nào, và Bắc Kinh không hề có ý định quân sự hóa các đảo
này.
Đây là lần đầu tiên ông Tập chính thức
thừa nhận việc cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo, cũng là lần đầu tiên
ông đưa ra một cam kết về vấn đề Biển Đông. Một quan chức cao cấp của
chính quyền Mỹ khẳng định, đây là một điều hoàn toàn mới mẻ.
Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế đều nhận định rằng cam kết của ông Tập Cận Bình là "có vấn đề".
Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về quân
sự Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS đặt
câu hỏi, không hiểu ông Tập Cận Bình dùng từ "quân sự hóa" ở
đây với nghĩa gì ? Ý ông Tập là Trung Quốc sẽ không dùng các đường băng
mới xây dựng (trái phép) để phục vụ cho các chiến đấu cơ? Hay là Trung
Quốc sẽ không triển khai tên lửa trên các đảo này?
Một chuyên gia khác là ông Taylor
Fravel, thuộc Viện Công nghệ Massachussets, cũng nhận định rằng vấn đề
nằm ở chỗ ông Tập Cận Bình và Trung Quốc định nghĩa thế nào là quân sự
hóa.
Thậm chí ông Tập còn không cho biết khi
nào Trung Quốc mới ngừng các hoạt động bồi lấp và cải tạo. Giới hạn mà
ông Tập đưa ra, thực ra là... không có giới hạn nào cả.
Những lời ông Tập Cận Bình nói có thể hiểu theo nghĩa "Trung
Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động (trái phép) trên quần đảo Trường Sa, và
sẽ chỉ dừng lại khi Bắc Kinh thỏa mãn các tham vọng của mình".
Rõ ràng, dù bị Tổng thống Obama thúc ép
ngay trên đất Mỹ về vấn đề Biển Đông, song ông Tập Cận Bình không những
không lùi bước mà còn ngầm đưa ra tuyên bố đầy tham vọng. Cuộc
họp thượng đỉnh ở Nhà Trắng hôm 25/9 không những không mang lại triển
vọng gì cho tình hình Biển Đông, mà còn báo hiệu rằng cục diện tương lai
sẽ vô cùng phức tạp
Đăng nhận xét