Nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã lên án gay
gắt những hành động gây hấn, đe dọa đến an ninh và tự do hàng hải của
Trung Quốc.
Ông Hagel nhấn mạnh Washington sẽ không ngồi yên khi trật tự thế giới bị đe dọa và có bất kỳ quốc gia nào phớt lờ luật pháp quốc tế. Ông Hagel kêu gọi các nước tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp quốc tế, đồng thời tái khẳng định những cam kết của Mỹ với các đồng minh và những người bạn ở châu Á.
Mỹ sẽ không ngồi yên khi trật tự thế giới bị đe dọa
Bộ
trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nhấn mạnh như vậy tại đối thoại
Shangri-la ở Singapore hôm 31/5. Ông Chuck Hagel cáo buộc Trung Quốc gây
bất ổn ở Biển Đông và hành động của Bắc Kinh đe dọa đến sự phát triển
dài lâu của khu vực.Ông Hagel nhấn mạnh Washington sẽ không ngồi yên khi trật tự thế giới bị đe dọa và có bất kỳ quốc gia nào phớt lờ luật pháp quốc tế. Ông Hagel kêu gọi các nước tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp quốc tế, đồng thời tái khẳng định những cam kết của Mỹ với các đồng minh và những người bạn ở châu Á.
Khẳng
định Mỹ không đứng về nước nào trong tranh chấp chủ quyền trên biển
nhưng ông Hagel cũng nhấn mạnh Mỹ phản đối mạnh mẽ bất kỳ quốc gia nào
sử dụng biện pháp hăm dọa, ép buộc hay đe dọa dùng vũ lực để khẳng định
những tuyên bố chủ quyền trên biển.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. |
Bộ
trưởng quốc phòng Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc trong những tháng gần đây
đã thực hiện những hành động đơn phương, gây bất ổn bằng việc đòi chủ
quyền ở Biển Đông.
Ông Hagel còn cáo buộc Trung
Quốc ngăn chặn Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough. Song song đó,
có những động thái cải tạo đất đai ở một số khu vực thuộc Biển Đông và
hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặt quyền kinh tế 200 hải lý và
thềm lục địa của Việt Nam.
Trả lời trên Wall Street
Journal bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 13, hôm 31/5, đô đốc
Locklear nhấn mạnh Trung Quốc cần thay đổi cách tiếp cận của mình trong
các cuộc tranh chấp ở khu vực.
Đô đốc Locklear
khẳng định Washington không hề tìm cách kiềm chế Trung Quốc. “Tôi muốn
nói rằng chúng tôi chỉ có thể kiềm chế Trung Quốc một khi họ chọn con
đường bị kiềm chế bằng những hành động của mình. Chiến lược của chúng
tôi là đưa Trung Quốc trở thành đối tác quan trọng” - ông Locklear nói.
Trước
đó, hôm 30/5, trong bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La, Thủ
tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố ủng hộ tối đa cho các quốc gia Đông
Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc, nhằm
đảm bảo an ninh biển, an ninh hàng không, và duy trì tự do hàng hải và
hàng không.
Ông nêu rõ Nhật Bản đã quyết định cung
cấp 10 tàu tuần tra cho Cảnh sát Biển Philippines và cũng đẩy nhanh việc
cung cấp các tàu tương tự cho Việt Nam.
Trước vụ
việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở thềm lục địa
của Việt Nam, Thủ tướng Abe đã bày tỏ quan ngại và lên án hành động đơn
phương của Trung Quốc.
Trung Quốc "cay mũi" với cáo buộc của Nhật, Mỹ
Phó
tổng tham mưu trưởng quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc Vương Quán
Trung, đã đưa ra những lời chỉ trích dữ dội đối với Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe và bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong bài phát biểu
của mình tại Shangri-La.
Tôi nghĩ là đoàn Trung
Quốc, người Trung Quốc ngoài phòng họp có cảm giác bài phát biểu của ông
Abe, ông Hagel là hành động khiêu khích đối với Trung Quốc” - ông nói.
“Ông
Abe - thủ tướng Nhật Bản, ông Hagel - bộ trưởng quốc phòng của Mỹ, hai
nước lớn, trong dịp này đã có sự chỉ trích một cách không tưởng tượng
được với Trung Quốc” - ông Vương chỉ trích.
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung, |
“Tôi
hoàn toàn không ngờ đến bài phát biểu của ông Abe, ông Hagel. Có cảm
giác như họ có sự phối hợp với nhau chặt chẽ, họ ủng hộ nhau, họ khuyến
khích nhau. Họ lợi dụng lợi thế của người nói trước trong Shangri-La và
đưa ra các hành động khiêu khích, thách thức với Trung Quốc”.
Ông
Vương còn cho rằng đối thoại Shangri-la tuy là một hội nghị khuyến
khích trao đổi thẳng thắn giữa các chính phủ và những tổ chức quốc tế
nhưng Trung Quốc đang bị cáo buộc vô căn cứ.
Bên
cạnh đó, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lên tiếng: "Chúng tôi
rất lưu tâm đến các bình luận gần đây của lãnh đạo Nhật Bản, trong đó
ông bóng gió nhắc đến các nước khác", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tần Cương.
Ông
Tần yêu cầu phía Nhật Bản "đối mặt với lịch sử, tôn trọng sự thật và
không kích động thù hằn cũng như đánh lạc hướng dư luận".
Giới chức quân sự Trung Quốc cũng phản ứng gay gắt những phát ngôn của giới chức Mỹ tại Đối thoại Shangri-La.
Họ
khẳng định Washington không hề có ý tốt với Trung Quốc. Thiếu tướng
Diêu Vân Trúc nhấn mạnh bà không tin Mỹ thật sự trung lập trong các cuộc
tranh chấp biển giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực.
Còn
ông Chu Thành Hổ - thiếu tướng kiêm giáo sư Đại học Quốc phòng Trung
Quốc - đã nổi nóng cho rằng Mỹ đối xử với Trung Quốc như kẻ thù chứ
không phải như một đối tác.
“Trung Quốc không ngu
ngốc đến độ tin rằng Mỹ trung lập và thành thật khi họ nói rằng muốn hợp
tác với Trung Quốc như một đối tác công tâm” - ông Chu chỉ trích.
Cũng
trong ngày 31/5, Tân Hoa xã cho đăng ý kiến của giới chuyên gia Trung
Quốc bẻ cong sự thật rằng từ ngày 2/5 Việt Nam đã nhiều lần gây rối hoạt
động của giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển Hoàng Sa bất chấp những
“khuyên can” cũng như “cảnh báo của Trung Quốc”.
Động thái lạ của Malaysia
Bưu
điện Hoa Nam ngày 1/6 đưa tin, Trung Quốc và Malaysia hôm 31/5 đã thể
hiện một "mặt trận thống nhất" khi họ đánh dấu kỷ niệm 40 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao trong lúc căng thẳng đang leo thang giữa Bắc Kinh với
các nước láng giềng ở Biển Đông.
Liên quan đến
Biển Đông, cả Malaysia và Trung Quốc công nhận rằng "sự can thiệp hoặc
tham gia của các bên không liên quan trực tiếp có thể phản tác dụng và
làm tăng các vấn đề phức tạp".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Malaysia Najib Razak ở Bắc Kinh hôm 30/5 |
Malaysia
và Trung Quốc kêu gọi "các bên yêu sách chủ quyền trực tiếp ở Biển Đông
cần thực hiện tự kiềm chế và giải quyết sự khác biệt bằng biện pháp hòa
bình", 2 nước này sẽ nỗ lực để hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử trên Biển
Đông (COC).
Ông Tập Cận Bình nói rằng lập trường
của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là “rõ ràng, nhất quán”. “Trung
Quốc sẽ không chủ động gây sự cố, nhưng phải đưa ra phản ứng cần thiết
đối với hành vi khiêu khích của quốc gia có liên quan”.
Thủ
tướng Malaysia “tán thành” chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông của
Trung Quốc, cho rằng các nước đòi hỏi chủ quyền có liên quan cần thông
qua trao đổi, đối thoại trực tiếp, xử lý thỏa đáng bất đồng.
Ông
Tập Cận Bình cho rằng: “Hiện nay, tình hình Biển Đông tổng thể ổn
định, nhưng cũng xuất hiện một số động thái đáng quan ngại.
Trung
Quốc quý trọng hòa bình và ổn định ở Biển Đông, không tán thành làm cho
tranh chấp phức tạp hóa, mở rộng hóa, quốc tế hóa. Chúng tôi sẽ không
chủ động gây khiêu khích, nhưng phải đưa ra phản ứng cần thiết đối với
hành vi khiêu khích của quốc gia liên quan”
Đăng nhận xét