Tương tự vụ cướp đảo Gạc Ma, Trung Quốc muốn cướp được biển, đảo mà không có chiến tranh lớn để tránh sa lầy.
26 năm trước, ngày 14/3/1988, trên vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa của chúng ta, Hải quân Trung Quốc đã huy động hàng chục tàu chiến tấn công vào lực lượng Hải quân Việt Nam đang triển khai xây dựng công trình giữ đảo.
L ực lượng của Trung Quốc có 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
26 năm trước, ngày 14/3/1988, trên vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa của chúng ta, Hải quân Trung Quốc đã huy động hàng chục tàu chiến tấn công vào lực lượng Hải quân Việt Nam đang triển khai xây dựng công trình giữ đảo.
L ực lượng của Trung Quốc có 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Hải
quân Việt Nam gồm 3 tàu vận tải HQ 604, HQ 605 và HQ 505 trang bị súng
12ly7 cùng 70 chiến sỹ công binh của trung đoàn công binh 83 và 4 tổ
chiến đấu gồm 22 người của lữ 146.
Với lực lượng trên, Trung Quốc đã nổ súng, phóng tên lửa vào 3 con tàu này của Việt Nam để cướp đảo.
Khoảng một tháng sau vụ Trung Quốc cướp đảo Gạc Ma, hải quân Việt Nam
đưa 35 chiến sĩ công binh và 7 chiến sĩ hải quân cùng vật liệu xây dựng
lên đá Len Đao, xây nhà đánh dấu chủ quyền.
Lặp
lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày 16/3, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và
nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên, lần
này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra hỗ trợ các
chiến sĩ hải quân nên số tàu chiến của Trung Quốc phải bỏ đi, đụng độ
không xảy ra, phía Việt Nam giữ được đảo đá và hoàn thành việc xây dựng
nhà trên đá.
Vấn đề rút ra ở đây là sự độc ác, tàn
bạo, dã man của Trung Quốc là bản chất vốn có của lính Trung Quốc dưới
sự lãnh đạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Để cướp đất, cướp đảo, cướp biển
của người khác thì chúng có thể làm bất cứ điều gì ngoài quy ước, đạo
lý. Đừng nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không làm gì vì quy ước, ký kết, thỏa
thuận, đạo lý…mà Trung Quốc sẽ làm tất cả khi họ có thể.
CSB và Kiểm ngư Việt Nam cảnh giác cao độ
Cậy
đông, cậy mạnh, “lấy thịt đè người” của Trung Quốc lại một lần nữa được
bộc lộ rõ nét trong vụ giàn khoan Hải Dương 981. Đồng bào cả nước đang
rất chăm chú theo dõi tình hình trên Biển Đông khi một lực lượng tàu bé
nhỏ của CSB, KN Việt Nam phải đối đầu với một lực lượng lớn bao gồm cả
tàu chiến của Trung Quốc quanh giàn khoan Hải Dương 981.
Trước
việc giàn khoan Hải Dương đã lùi ra xa bờ biển Việt Nam, trước việc
Trung Quốc đưa vấn đề giàn khoan ra Liên Hiệp quốc, trước việc Tờ "Thời
báo Hoàn Cầu" do Đảng CS Trung Quốc quản lý, ngày 10/6 đăng bài viết
nhan đề "Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo
vệ chủ quyền có thể nổ súng" của tác giả Trương Kiến Cương, chủ nhiệm
Phòng nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải dương Quảng
Đông; trước sự việc tình hình Ukraine và Irac căng thẳng, đặc biệt hôm
nay đã xuất hiện tàu pháo của Trung Quốc giả dạng tàu Hải cảnh mang số
hiệu 13 có trang bị 4 ụ pháo 72 ly áp sát tàu chấp pháp Việt Nam thì khả
năng Trung Quốc nổ súng vào tàu CSB hay tàu KN của Việt Nam là rất khó
lường.
Tàu chiến trang bị 4 pháo loại 72 ly giả dạng tàu Hải cảnh Trung Quốc đang hung hăng là rất nguy hiểm cho tàu chấp pháp Việt Nam. Hãy cảnh giác để đối phó. |
Đây là khả năng
dùng “xung đột nhỏ, xung đột hạn chế” để tranh chấp chủ quyền của giới
diều hâu Trung Quốc, là một âm mưu cực kỳ nguy hiểm.
Trung
Quốc muốn “dùng xung đột hạn chế” để biến sự đã rồi, đồng thời, đe dọa
Việt Nam làm cho Việt Nam sợ mà không dám đánh trả để đòi lại những gì
chúng đã cướp vì sẽ gây ra “xung đột lớn”. Như vậy có nghĩa là Trung
Quốc muốn cướp được biển, đảo mà không có chiến tranh lớn để tránh sa
lầy.
Tuy nhiên, bất kỳ “xung đột quân sự hạn chế”
hay xung đột quân sự lớn, mở rộng mà Trung Quốc gây ra để xâm lược biển
đảo của Việt Nam là do Trung Quốc toan tính, Việt Nam không cần quan
tâm. Chỉ cần biết rằng Việt Nam sẽ đánh lại bằng tất cả sức mạnh, ý chí
quyết tâm để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng.
Vì vậy,
lực lượng CSB và KN Việt Nam phải cảnh giác và trước tiên phải tính đến
phương án bảo vệ mình, đáp trả xứng đáng, quyết không để rơi vào tình
thế như năm 1988 ở Trường Sa.
Trang bị vũ khí của
tàu Cảnh sát biển là súng 25 ly trở xuống, nhưng Hải cảnh Trung Quốc
(CSB) lại trang bị súng 72 ly là bất chấp luật quốc tế. Đối đầu với kẻ
bất chấp, độc ác, tàn bạo, dã man như Trung Quốc thì chúng ta không thể
chủ quan với tính mạng, tài sản của mình, phải chuẩn bị vũ khí hoặc
những thứ tương xứng để đáp trả, thay vì “vận động xua đuổi” chuyển sang
“vận động tác chiến” để đưa đối tượng vào trong tầm sử dụng hỏa lực dễ
dàng khi chúng nổ súng trước.
Khi Trung Quốc rất
tàn bạo và độc ác, lại cậy mạnh, nguy hiểm hơn là tự cho rằng mình mạnh
thì không có điều gì mà Trung Quốc không làm, không ra tay. Cảnh giác đề
phòng và sẵn sàng giáng trả là sự sống còn cho bất cứ lực lượng nào,
quốc gia nào quan hệ với Trung Quốc.
Đăng nhận xét