Indonesia sẵn sàng cho một cuộc xung đột với TQ, một khi Biển Đông xảy ra xung đột, Indonesia có thể đánh đòn phủ đầu, giáng đòn chí mạng đối với kẻ thù |
Indonesia điều quân đến Biển Đông ủng hộ Việt Nam: Không thể để Biển Đông thành ao hồ của Trung Quốc (nguồn mạng qianzhan.com) |
Trang mạng tiếng Trung qianzhan.com ngày
21 tháng 6 đăng bài viết nhan đề “Indonesia sẽ điều quân ủng hộ Việt
Nam: không thể để Biển Đông trở thành ao nhà của quân đội Trung Quốc”
của tác giả Berni Moestafa.
Bài viết cho rằng, gần đây, tờ “The
Sydney Morning Herald” đăng bài bình luận “Quân đội Indonesia tập kết ở
Biển Đông, bảo vệ quyền lợi của họ ở Biển Đông” cho rằng, Indonesia là
một trong những quốc gia sáng lập ra ASEAN, xung đột Biển Đông giữa
Trung-Việt và tranh chấp (do TQ cố tình tạo ra) đảo đá giữa Trung
Quốc-Philippines đã gây cảnh giác rất cao cho quân đội Indonesia.
Indonesia tuyên bố có kế hoạch tăng quân ở đảo đá lân cận Biển Đông, ứng
phó tranh chấp biển có thể leo thang bất cứ lúc nào giữa ba nước Trung
Quốc, Việt Nam và Philippines, đồng thời chỉ trích Trung Quốc muốn biến
Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, các động thái của
Trung Quốc ở Biển Đông đã thể hiện tham vọng lãnh thổ rất mạnh, điều này
đã đem lại lý do đầy đủ cho Indonesia tập kết quân sự ở Biển Đông,
trong tương lai việc triển khai của quân đội Indonesia sẽ chú trọng
nhiều hơn đến rủi ro từ bên ngoài, đẩy nhanh bố trí quân sự ở khu vực
này, hy vọng có thể “đánh đòn phủ đầu” trong xung đột Biển Đông, đồng
thời ra đòn chí mạng đối với kẻ thù.
Theo bài viết, Indonesia có kế hoạch
triển khai máy bay trực thăng tấn công ở đảo cực nam Biển Đông, đồng
thời mở rộng lực lượng hải quân của họ. Tranh chấp biển giữa Trung Quốc
với Philippines và Việt Nam (thực ra là Trung Quốc nhảy vào tranh chấp)
leo thang, là thành viên lâu năm của ASEAN, Indonesia sẽ tiến hành điều
chỉnh chiến lược.
Máy bay chiến đấu Su-30MK của Không quân Indonesia |
Kế tiếp sau khi Trung Quốc đoạt lấy
(trái phép) quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, gần
đây, Trung Quốc lại tiến hành đối đầu với Việt Nam xoay quanh một chiếc
giàn khoan (hạ đặt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của
Việt Nam). Đây đều là những nhân tố thúc đẩy Indonesia khẩn cấp điều
chỉnh chiến lược triển khai quân sự ở Biển Đông.
Tim Huxley, giám đốc điều hành Viện
nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tại Singapore cho rằng: “Indonesia
chuyển trọng điểm quốc phòng sang ứng phó với mối đe dọa từ bên ngoài,
bởi vì, xuất phát từ góc độ của Indonesia, Biển Đông không nên trở thành
ao hồ của Trung Quốc, mà cần duy trì tự do hàng hải, đây là vấn đề chủ
yếu trong sách lược quốc phòng của Indonesia”.
Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie
Sjamsoeddin trả lời phỏng vấn cho rằng: “40% trang bị của quân đội
Indonesia là vũ khí cấp thấp, chỉ có thể dùng để giải quyết các vấn đề
trong nước, nhưng đến năm 2029, Indonesia sẽ tăng thêm xe tăng, tàu
ngầm, máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu phản lực để tăng cường sức
mạnh quân sự. Căn cứ vào kế hoạch, chính phủ đang tìm cách sở hữu 274
tàu chiến, 10 biên đội máy bay chiến đấu và 12 tàu ngầm diesel mới”.
Bài viết dẫn lời Sjafrie Sjamsoeddin cho
biết: “Chúng tôi muốn bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực, đồng thời
chúng tôi chắc chắn là một phần hỗ trợ cho thực lực và quyền lực của khu
vực này”.
Máy bay trực thăng vũ trang Mi-35 của lực lượng hàng không Lục quân Indonesia |
Indonesia đã tìm cách ngăn chặn tranh
chấp giữa các nước láng giềng và Trung Quốc, chứ không phải là tạo ra
tranh chấp ở khu vực này. Nhưng, trong vài tháng gần đây, Indonesia cho
biết, Trung Quốc giải thích về “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) và đưa
ra yêu sách lãnh thổ, đã lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Tháng 4 năm 2014, Ngoại trưởng Indonesia
Marty Natalegawa trả lời báo chí cho biết, ông hy vọng Trung Quốc tiến
hành giải thích về vấn đề này, đồng thời yêu cầu Liên hợp quốc giúp làm
rõ vấn đề.
Trợ lý Bộ trưởng An ninh Indonesia cho
biết, vào tháng 3 năm 2014, Trung Quốc giải thích bản đồ chồng lên cả
vùng biển của quần đảo Natuna, tỉnh Riau, nhưng ông cũng cho biết tranh
chấp này sẽ không ảnh hưởng lớn lắm tới an toàn vùng biển xung quanh
quần đảo Natuna.
Bài viết cho rằng, Indonesia có 17.000
hòn đảo, từ đông sang tây kéo dài 5.300 km. Eo biển Malacca là một tuyến
đường hàng hải quan trọng giữa Indonesia và Malaysia, kết nối với nền
kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Tàu ngầm KRI Cakra của Hải quân Indonesia |
Nhà phân tích quốc phòng Richard
Bitzinger, Viện nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore cho rằng:
“Indonesia là quốc gia lớn nhất Đông Nam Á, họ cho rằng muốn làm một số
việc với vai trò này, nhưng điều này không có nhiều khả năng lắm, trừ
phi Indonesia có một quân đội hiện đại và tương đối lớn, bởi vì ở điểm
này, thực lực quân sự hiện nay của Indonesia là rất nhỏ”.
Căn cứ vào quan điểm của Viện nghiên cứu
hòa bình quốc tế Stockholm, chi tiêu quân sự của Indonesia từ 72.940 tỷ
Rupiah tăng lên 81.960 tỷ Rupiah, đã tăng 770 tỷ Rupiah.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ
tăng 12,2% trong năm 2014, đạt 808,2 tỷ RMB (141 tỷ USD). Ông Tập Cận
Bình đã đưa ra chỉ thị ưu tiên phát triển hải quân để nâng cao sức mạnh
quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Mặc dù Indonesia là một nước lớn về
biển, nhưng Indonesia đang tìm cách cân bằng sức mạnh giữa lục quân, hải
quân và không quân. Tháng 3 năm 2014, Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia
Sjafrie Sjamsoeddin cho biết: “Cuối cùng, tất cả cuộc chiến sẽ kết thúc
trên mặt đất”.
Đây cũng là nguyên nhân tại sao
Indonesia tiêu tiền vào xe tăng, hơn nữa Indonesia còn đối mặt với Đông
Timor có quan hệ bất hòa trong mười mấy năm qua, đây là một quốc gia độc
lập vào năm 2002.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma số hiệu 367 của Hải quân Indonesia tham gia diễn tập CARAT 2012 |
Bài viết dẫn lời Sjafrie Sjamsoeddin cho
biết: “Indonesia không phải đang tiến hành chạy đua vũ trang, chi tiêu
quốc phòng của Indonesia còn chưa bằng 1% GDP, trong khi đó các nước
ASEAN khác chiếm khoảng 3-4%. Nếu các nước khác của khu vực này có xe
tăng hạng nặng thì Indonesia cần phải có”.
Indonesia sẽ triển khai 4 máy bay trực
thăng tấn công Apache ở quần đảo Natuna, tuần san “Jane’s” tháng 3 dẫn
lời một lãnh đạo quân đội Indonesia cho biết, đây là Indonesia sẵn sàng
cho một cuộc xung đột với Trung Quốc, một khi Biển Đông bất ổn xảy ra
xung đột, Indonesia có thể đánh đòn phủ đầu, giáng đòn chí mạng đối với
kẻ thù.
Bài viết dẫn lời một nhà nghiên cứu cấp
cao của Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore cho rằng: “Cùng với việc
Trung Quốc tự tin hơn khi đưa ra yêu sách chủ quyền (vô lý) ở Biển Đông,
lực lượng vũ trang Indonesia đang tăng cường hiện diện quân sự ở quần
đảo Natuna, trong đó có chuẩn bị công trình ở quần đảo Natuna để triển
khai máy bay chiến đấu phản lực”.
Xe trinh sát bọc thẹp Lục quân Indonesia |
Nhà nghiên cứu này cho rằng: “Trong thế
kỷ này, Indonesia đã bước vào thập niên đầu tiên tập trung trọng điểm
vào mối đe dọa nội bộ, đó chính là chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng
bố, nhưng họ đã kiểm soát thành công những mối đe dọa này ở mức độ rất
lớn, tôi cảm thấy hiện nay họ chú trọng hơn tới bên ngoài, chú trọng mối
đe dọa từ bên ngoài”.
Indonesia đi trên con đường đối đầu với
Trung Quốc bao xa tùy thuộc vào cuộc bầu cử Tổng thống. Đến nay, còn
chưa có ứng cử viên nào nói rõ chính sách ngoại giao. Ứng cử viên Tổng
thống nổi bật Joko Widodo cam kết tăng chi tiêu quốc phòng, chiếm 1,5%
GDP trong 5 năm tới. Căn cứ vào tài liệu của Viện nghiên cứu hòa bình
quốc tế Stockholm, hiện nay chi tiêu quốc phòng của Indonesia là 0,9%
GDP.
Bài viết cuối cùng dẫn lời nhà nghiên
cứu Richard Bitzinger, Viện nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore
cho rằng: “Thực hiện cam kết tăng chi tiêu quốc phòng, tăng cường thực
lực quân sự tổng thể của Indonesia, Indonesia hy vọng có một đội quân
mạnh, bình thường ở khu vực này, Indonesia rất quan tâm đến một quân đội
hiện đại có thể gây ảnh hưởng”.
Indonesia mua xe tăng chiến đấu Leopard-2 của Đức |
Đăng nhận xét